Nâng vị thế, tăng giá trị cho thương hiệu gạo Việt Nam.
VNHN - Việc gạo ST25 đứng đầu về gạo ngon thế giới không chỉ góp phần nâng uy tín của gạo Việt trên trường quốc tế mà còn là động lực để các địa phương, doanh nghiệp và nông dân đầu tư vào sản xuất gạo chất lượng cao.
Trong những năm gần đây Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thực hiện tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam với mục đích là nâng tầm ngành sản xuất lúa gạo. Các loại gạo Việt, đặc biệt giống ST25 có ưu thế về điều kiện đất đai, tự nhiên, con đường cạnh tranh với sản phẩm cao cấp của Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia… sẽ ngắn hơn.
Trong khi đó, các giống lúa của Thái Lan hay Campuchia đã từng đạt giải gạo ngon nhất thế giới chỉ có thể sản xuất được một vụ và nó có thời gian sinh trưởng rất dài, năng suất không cao. Hiện nay, Cục Trồng trọt đề xuất và định hướng cơ cấu giống lúa theo các tiểu vùng sinh thái ở Đồng bằng sông Cửu Long phù hợp theo đề xuất của Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Tại vùng sản xuất lúa cho xuất khẩu của Đồng bằng sông Cửu Long, nhóm lúa thơm, đặc sản chiếm tỷ lệ trên 32% tổng diện tích gieo cấy, tăng 2,5% so với Đông Xuân 2017-2018; nhóm chất lượng cao chiếm tỷ lệ 36%, tăng 3%; nhóm chất lượng trung bình chỉ còn chiếm tỷ lệ 16,52%, giảm 2,84%. Mới đây, các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Các nhà nhập khẩu gạo Hong Kong (Trung Quốc) đã đến Việt Nam theo lời mời của Hiệp hội lương thực Việt Nam để tìm kiếm cơ hội tăng cường giao thương giữa hai bên.
Các loại gạo Việt có ưu thế về điều kiện đất đai, tự nhiên
Trước đây, khó khăn của người nông dân là sản xuất không theo tiêu chuẩn nào, còn doanh nghiệp không liên kết được vùng nguyên liệu luôn luôn xảy tra nghịch lý là nông dân sản xuất ra không bán được trong khi doanh nghiệp có đơn hàng lại không tìm được sản phẩm đạt yêu cầu. Đặc biệt khi thị trường ngành càng có những những yêu cầu cao hơn về kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc, chất lượng cao… Để khắc phục những khó khăn này, cần chọn sản phẩm có giá trị cao, được nhiều thị trường chấp nhận để phát triển, đơn cử như gạo Jasmine. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần phải đổi mới, cải tiến thiết bị kỹ thuật để không bị mất thị trường. Các doanh nghiệp dù muốn hay không cũng phải xây dựng cơ chế quản lý chất hữu cơ, an toàn vệ sinh thực phẩm, hóa chất, bảo quản sau thu hoạch... để vượt qua được rào cản kỹ thuật ngày càng cao của các nước phát triển...
Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã chuyển theo hướng sản xuất lúa gạo chất lượng cao, có liên kết chặt chẽ với người dân, hợp tác xã để tạo vùng nguyên liệu ổn định, có thể truy xuất nguồn gốc. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp còn đi theo xu hướng thị trường chất lượng cao với các sản phẩm gạo hữu cơ trong đó một số tỉnh ở miền Tây đã xây dựng chuỗi sản xuất lúa gạo hữu cơ bằng công thức chỉ “bón phân hữu cơ Ong Biển và tưới nước. Các vùng sản xuất tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại thuốc bảo vệ thực vật cũng như bất cứ loại phân hóa học nào. Mô hình chuỗi liên kết đã này đến nay đã thực hiện được khoảng 3 năm và cho thấy hiệu quả rõ rệt.
Năng suất lúa ổn định, khi thu hoạch lúa của nông dân được doanh nghiệp thu mua luôn tại chân ruộng với giá thành đã được doanh nghiệp ký kết trước đó. Từ đó, nông dân trồng lúa hữu cơ không còn lo đầu ra cho sản phẩm, thu nhập ổn định ở mức từ 30-40 triệu đồng/ha sau khi đã trừ đi các chi phí phân, giống. gạo Việt Nam được người tiêu dùng Hong Kong đánh giá là thơm, ngon và nhiều triển vọng tăng lượng xuất khẩu vào thị trường này. Trong thời gian tới, Cục Trồng trọt sẽ tư vấn lãnh đạo Bộ có những định hướng trong sản xuất, phát triển phù hợp với từng phân khúc thị trường.
PV